Đa số các thầy cô, các bạn học sinh, sinh viên hiện nay đều sử dụng Zoom Cloud Meetings để phục vụ giảng dạy và học tập. Với ưu điểm kết nối đa nền tảng, chất lượng video đường truyền tải tốt và được sử dụng hoàn toàn miễn phí đó là những lý do khiến Zoom.us vô cùng hữu ích. Trong bài viết lần trước, mình đã hướng dẫn bạn sử dụng Zoom trên máy tính, hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Zoom Cloud Meetings trên điện thoại di động và máy tính bảng để học tập trực tuyến hiệu quả nhất.
Cũng tương tự như Zoom trên máy tính, cho dù là MacOS hay Windows thì giao diện cũng như chức năng tương đồng nhau. Trên di động cũng vậy, phiên bản Zoom Cloud Meeting ở 2 nền tảng Android và iOS đều có giao diện hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, bài viết này các bạn có thể tham khảo để thực hiện cho cả 2 hệ điều hành thông dụng trên.
Để sử dụng được ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên mọi thiết bị, Nếu bạn trên máy tính bạn có thể đăng ký tài khoản Zoom.us trước. Sau đó trên điện thoại hãy tải ứng dụng theo liên kết dưới đây:
– Tải Zoom Cloud Meeting cho Android
– Tải Zoom Cloud Meeting cho iOS
Cách sử dụng Zoom Cloud Meetings trên điện thoại
Bước 1: Tải ứng dụng tương ứng với hệ điều hành của bạn. Sau đó các bạn tiến hành cài đặt như bình thường.
Bước 2: Khi mở ứng dụng, ở màn hình đăng nhập nếu
- Bạn muốn tham dự một lớp học hãy nhấn nút Join a meeting.
– Bạn muốn đăng nhập vào và tạo phòng học, nhấn Sign in.
Điền đầy đủ thông tin Email, mật khẩu của bạn đã đăng ký ở Zoom.us trước đó. Các bạn cũng có thể đăng nhập thông qua tài khoản Facebook…
– Còn bạn muối tạo tài khoản nhanh trên điện thoại hãy vào Sign Up. Một tuỳ chọn đăng ký nhanh sẽ hiện ra. Hãy điền đầy đủ thông tin và thực hiện (1) và (2).
Xác nhận kích hoạt tại Email
Tham gia một lớp học Zoom trực tuyến
Bước 1: Quay lại phần gạch đầu dòng đầu tiên tại bước 1 bên trên, sau khi các bạn chọn Join a Meeting, bạn sẽ được chuyển qua màn hình như dưới. Các bạn hãy nhập ID của phòng được giáo viên hoặc người tạo phòng cung cấp vào ô Meeting ID, nhập tên của bạn ở ô dưới phần Join with a personal link name, sau đó nhấn chọn Join Meeting.
Cụ thể các thiết lập bắt đầu vào phòng học như sau:
– Nhập mã Meeting ID mà bạn nhận được (Cô giáo, người tạo phòng)
– Nhập tên để những người trong phòng nhận diện ra bạn
– Bật/tắt kết nối âm thanh Audio khi tham gia.
– Bật/tắt video khi trước tham gia vào buổi học/họp.
Bước 2: Sau khi đã tham gia vào phòng học, bạn cần làm quen với màn hình cơ bản của một cuộc Video Meeting, mình đã chú thích các chức năng của Zoom khi tham gia học, được đánh số thứ tự từ 1-10 mà các bạn có thể tham khảo:
Các tính năng khi tham gia lớp học
1. Bật/tắt âm thanh mà bạn nghe được từ cuộc họp.
2. Quay camera trước/sau.
3 và 4: Thông tin mã ID và mật khẩu của buổi Meeting bạn đang tham gia.
5. Kết thúc/thoát khỏi cuộc họp.
6. Bật/tắt mic khi tham gia cuộc họp. Nếu tắt, mọi người trong cuộc họp sẽ không nghe thấy bạn nói gì.
7. Bật/tắt camera. Nếu tắt, những người trong cuộc họp sẽ không nhìn thấy bạn.
8. Chia sẻ màn hình, tập tin…
9. Xem các thành viên đang tham gia cuộc họp.
10. Các thiết lập khác
Tạo phòng học Zoom
Bước 1: Để tạo được phòng học, bạn phải đăng nhập tài khoản trước. Sau khi nhấn vào Sign in, hãy nhập email và mật khẩu đăng nhập vào ô trống. Nhấn nút Sign in một lần nữa. (Mình đã hướng dẫn bên trên)
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, ở màn hình chính ta chọn New Meeting.
Bước 3: Ở màn hình tiếp theo, nếu không muốn phát video hãy gạt núi Video On sang vị trí Off. Nhấn Start a Meeting để bắt đầu một buổi học trực tuyến.
Ở màn hình quản lý phòng họp, Các tính năng khi tham gia lớp học thì tương tự như bên trên. Các bạn chủ phòng cần copy Zoom Meeting ID và gửi cho các học sinh hoặc người tham gia phòng. Nhớ là copy luôn cả mật khẩu nhé. (Nhấn giữ vào ID phòng và password để copy) Những học sinh tham gia sẽ sử dụng ID và password này để tham gia vào phòng học do giáo viên tạo. (Xem Cách tham dự lớp học ở đầu bài viết).
Cách đổi tên cho phòng học
Khi bạn muốn đổi tên phòng học theo ý của bạn, hãy thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Trong giao diện phòng học, nhấn chọn nút More có hình dấu ba chấm ở góc dưới cùng bên phải màn hình. Chọn mục 10: Các thiết lập khác…
Bước 2: Ở menu hiện lên, nhấn chọn Meeting Settings.
Bước 3: Màn hình tiếp theo, nhấn chọn Meeting Topic để vào phần chỉnh sửa tên phòng.
Bước 4: (1)Nhập tên phòng bạn muốn, hãy nhấn nút Done (2) ở góc trên bên phải để lưu lại tên phòng.
Chia sẻ link phòng học
Bước 1: Trong giao diện phòng học, nhấn chọn nút Participants ở phía dưới màn hình. Chọn mục 9: Xem các thành viên đang tham gia cuộc họp.
Bước 2: Ở màn hình Participants, nhấn chọn nút Invite ở góc dưới bên trái.
Bước 3: Trong Menu hiện ra
Có lựa chọn một trong các cách chia sẻ sau:
– Send Message: Chia sẻ qua tin nhắn.
– Invite Contacts: Mời qua danh bạ.
– Copy URL: Lấy đường dẫn để gửi trực tiếp cho học sinh, người tham gia.
Tắt microphone, Tắt camera
Trong quá trình học tập giảng dạy bạn có thể tắt microphone, tắt camera một người và toàn bộ phòng học trong Zoom.
Cách tắt micro và camera bạn
Trong giao diện phòng học, nhấn chọn vào biểu tượng Micro để bật/tắt microphone của bạn. Những người tham gia sẽ không nghe thấy bạn nói. Tương tự như vậy, nhấn vào biểu tượng hình máy quay để bật/tắt camera của bạn.
Tắt mic và camera của người tham gia (dành cho người tạo phòng)
Bước 1: Trong giao diện phòng học, các bạn nhấn vào nút Participants để mở phần quản lý những người tham gia.
Bước 2: Trong danh sách hiện ra, nhấn vào biểu tượng micro hoặc camera bên cạnh tên người dùng để bật/tắt microphone và camera của người đó. âm thành hoặc hình ảnh của người bị tắt sẽ không truyền đến phòng học nữa.
Lưu ý: Chỉ có chủ phòng (người tạo phòng) mới có thể quản lý được việc tắt mở mic và camera của những thành viên tham gia. Vì vậy, các thầy cô giáo có thể sử dụng chức năng này để làm giảm bớt tiếng ồn ào và tạp âm trong quá trình giảng dạy.
Tham khảo thêm: Cách khắc phục lỗi khi sử dụng Zoom Meetings học trực tuyến
Lời kết
Một bài hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Zoom Cloud Meetings trên điện thoại bằng hình ảnh cụ thể, bạn có thể học nắm bắt rất đơn giản, thành thạo khi sử dụng Zoom. Mình tin khi dịch chưa được khống chế việc học trực tuyến sẽ còn tiếp tục và Zoom là ứng dụng được lựa chọn hàng đầu phục phụ công việc giảng dạy, học tập. Qua quá trình sử dụng cả trên điện thoại và máy tính, riêng cá nhân mình thấy Zoom sở hữu đường truyền khá tốt nên việc giật, lag trong cũng sẽ ít khi xảy ra và làm ảnh hưởng đến quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!