IC3 là một trong các tiêu chí mà thủ tướng chính phủ ban hành đề án phát trển các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Qua đó IC3 được coi là một chứng chỉ bắt buộc “Chuẩn đầu ra” của các bạn sinh viên và nó cũng bắt buộc phải có đối với các giảng viên giảng dạy trình đại học. Song hành với chứng chỉ IC3 đó là chứng chỉ tiếng anh TOEIC, 2 chứng chỉ bắt buộc đối với những bạn muốn lấy được tấm bằng tốt nghiệp trong tay. Trường của mình ” Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên” là một trong top các trường thực hiện đầu tiên đề án này. Bài viết mở màn cho chủ đề mới của Cốc Vũ mà mình sẽ chia sẻ là về Chứng chỉ tin học quốc tế IC3. Một trong những chứng chỉ đang được khá nhiều các doanh nghiệp nước, đặc biệt là nước ngoài yêu cầu trong CV xin việc. Vậy Chứng chỉ tin học IC3 là gì? Ứng dụng của nó như thế nào?
I. Khái niệm Chứng chỉ tin học IC3
IC 3 là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Internet and Computing Core Certification program là một chương trình chứng nhận kỹ năng sử dụng máy tính cốt lõi và Internet, là chương trình đào tạo và chứng nhận có giá trị toàn cầu để chứng minh rằng người sở hữu nó được trang bị những kỹ năng máy tính vượt trội trên thế giới số, có khả năng sử dụng máy tính – từ phần cứng đến phần mềm, hệ điều hành, các ứng dụng và Internet và ứng dụng căn bản khác…
II. Cấu trúc một bài thi IC3 bao gồm
A. MÁY TÍNH CĂN BẢN
Phần thi này gồm các nội dung chính như sau:
1. Lý thuyết về máy tính
– Phân loại máy tính
– Các thành phần cơ bản của máy tính
– Một số kỹ thuật căn bản khắc phục các sự cố hay gặp
– Lưu ý khi mua sắm máy tính
– Các phần mềm máy tính hoạt động như thế nào
2. Sử dụng hệ điều hành
– Desktop
– Cài đặt và chạy ứng dụng
– Quản lý tệp tin và thư mục
– Tùy biến cài đặt
Trọng số điểm đánh giá:
– Lý thuyết về máy tính: 50%
– Sử dụng windows: 50% (Quản lý tập tin 30%, và các phần còn lại là 20%).
Một vài điều có thể tìm hiểu trong phần này:
– Nhận biết các máy tính xung quanh mình
– Chúng ta có thể cùng liệt kê ở đây các loại máy tính như sau:
1. Máy tính cá nhân (PC)
2. Máy tính xách tay (Notebook/Laptop)
3. Máy tính bảng (Tablet)
4. Máy chủ (Server)
5. Thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA)
6. Máy tính cầm tay (Pocket PC)
7. Điện thoại di động
8. Các loại máy tính khác (Ví dụ: Robot, ATM, Hệ thống báo cháy-nổ, …)
Với KIẾN THỨC này, bài thi IC3 sẽ yêu cầu bạn có KĨ NĂNG phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các loại máy tính về:
– Hình ảnh
– Tính năng
– Sự tiện lợi/bất tiện (ưu điểm/nhược điểm)
– Tính mở rộng (Cắm thêm thiết bị ngoại vi hay nâng cấp bộ nhớ chẳng hạn).
– Và cả giá cả nữa (Để bạn Mua sắm thiết bị).
– Cuối cùng là chọn thiết bị phù hợp với 1 hay 1 vài công việc nào đó.
B. CÁC ỨNG DỤNG CHỦ CHỐT
Phần thi này gồm các nội dung
1. Các thành phần chung của MS Office
– Các phần tử trên giao diện, sử dụng trợ giúp trực tuyến
– Quản lý tệp tin
– Sửa chữa và định dạng
– In ấn
2. Chương trình xử lý văn bản Ms Word
– Nhập, Định dạng dữ liệu
– Các công cụ xử lý văn bản “tự động hóa”
– Bảo mật và cộng tác, chia sẻ
3. Chương trình xử lý bảng tính Ms Excel
– Nhập chỉnh sửa, định dạng, tính toán dữ liệu
– Sắp xếp, rút trích, tổng hợp dữ liệu
– Thao tác với biểu đồ
4. Chương trình thiết kế và trình chiếu Ms PowerPoint
– Nhập, sửa chữa, định dạng các đối tượng
– Master Slide
– Layout
– Note và handout
– Trình chiếu
– Các tính năng chung của Word, Excel, Powerpoint
Các nội dung sẽ được hỏi tới ở đây bao gồm:
1. Khả năng khởi chạy và thóa khỏi ứng dụng, xác định và thay đổi các phần tử trên giao diện, sử dụng trợ giúp.
Bạn cần đặc biệt chú ý tới thanh Ribbon, Quick Access Toolbar và Office Button.
2. Thực hiện các chức năng quản lý tệp tin
– Tạo mới, mở (chỉ đọc, để sửa chữa, sao chép…), lưu, lưu lại.
Đặc biệt, phần lưu lại có thể yêu cầu bạn Lưu thành các định dạng như PDF hay WEB.
– Một số lỗi thường gặp với file.
3. Thực hiện các chức năng định dạng chung
4. Thực hiện in ấn
Chú ý đến các lựa chọn in: căn chỉnh trang in, số lượng bản copy, số trang, loại giấy…
C. Cuộc sống trực tuyến
Phần thi này gồm các nội dung:
1. Kết nối mạng
– Căn bản về mạng máy tính
– Hiểu về truyền thông điện tử
– Sử dụng Ms Outlook
2. Sử dụng Internet
– Trang web và duyệt web
– Tìm kiếm thông tin
– Sử dụng, chọn lọc thông tin từ web
– Rủi ro khi sử dụng Internet
– Trở thành người dùng Internet một cách có trách nhiệm
III. Ứng dụng của chứng chỉ tin học IC3
Đối với cá nhân
– Người có chứng chỉ IC3 có được cơ hội việc làm cao hơn, mang lại niềm tin nhiều hơn cho Nhà tuyển dụng vì IC3 là một chứng chỉ có giá trị quốc tế phản ánh chính xác khả năng chuyên môn về sử dụng máy tính.
– Đối với những người mới tiếp xúc với máy tính, đạt được chứng chỉ IC3 đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một nền tảng vững chắc về kỹ năng vi tính bao gồm những kiến thức căn bản nhất đến các ứng dụng chủ chốt và truy cập thông tin trên Internet.
Đối với các Doanh nghiệp và Nhà tuyển dụng
– IC3 giúp người sử dụng lao động thiết lập chuẩn về kỹ năng máy tính cho nhân viên cũ cũng như nhân viên mới, từ đó đảm bảo được kỹ năng đồng nhất toàn công ty, tổ chức.
– Nhân viên có được chứng chỉ IC3 (thông qua sự hỗ trợ của công ty) thường có động cơ phát triển kỹ năng của mình xa hơn.
– Nhân viên có chứng chỉ IC3 thường làm việc với năng suất cao hơn vì ứng dụng Công nghệ thông tin tốt hơn.
– Doanh nghiệp khi đó sẽ giảm được nhiều chi phí trong việc hỗ trợ công nghệ thông tin.
– Trong quá trình tuyển dụng, chứng chỉ IC3 là minh chứng đáng tin cậy của người dự tuyển về kỹ năng máy tính của họ.
Cũ mà hay: Tổng hợp bộ tài liệu, giáo trình học IC3 đầy đủ nhất
Lời kết
Thực tế cho thấy, để đánh giá khả năng sử dụng máy tính và Internet, Chứng chỉ tin học IC3 là một trong những tiêu chuẩn đã được ra đời để thực hiện điều đó. Với vị thế là một chứng chỉ mang tầm quốc tế, IC3 cung cấp những tiêu chuẩn đánh giá chính xác, phù hợp với trình độ phát triển của máy tính và Internet. Việc ôn luyện và thi chứng chỉ này không khó, mọi thứ trong bài thi rất căn bản đơn giản.
Rất hay. Cảm ơn tác giả, mong rằng sẽ có nhiều bài như thế này hơn nữa 😀