Các bạn thấy đó, số lượng dùng các sản phẩm đến từ Apple ngày càng gia tăng, cùng với đó ẩn chứa nhiều rủi ro khi bạn mua những thiết bị đã qua sử dụng, xách tay…Cùng với rủi đó là những thắc mắc của người dùng về hiện tượng dính iCloud trên iPhone, iPad sau khi tiến hành Restore điện thoại. Khoá icloud đồng nghĩa với điện thoại của bạn trở thành cục gạch khổng thể sử dụng được. Cho đến nay chưa có cách nào phá được iCloud toàn diện. Vậy để giải thích câu hỏi tại sao iPhone, iPad lại bị dính (khoá) iCloud? Cách kiểm tra thiết bị bị dính iCloud như thế nào?
Một số bài viết liên quan đến iCloud các bạn nên xem
1. Chi tiết cách tạo tài khoản Apple ID (iCloud) miễn phí
2. Cách xoá hoặc vô hiệu hoá hoàn toàn iCloud (Apple ID)
3. Những điều bạn nên biết về tài khoản iCloud
Như các bạn thấy đó, trong các bài viết trên mình đều có nói tầm quan trọng của tài khoản iCloud. Về khía cạnh bảo mật dữ liệu luôn là điểm được đánh giá rất cao trên những điện thoại hay thiết bị di động iOS có lẽ là từ iOS 7. iCloud chính là chìa khóa bảo vệ điện thoại và thiết bị của bạn. Với tài khoản iCloud được đăng nhập trên điện thoại của bạn, bạn sẽ có những quyền hạn như: Xác định, theo dõi vị trí hiện tại của điện thoại thông qua tính năng “Find My iPhone”, nó có tác dụng cực tốt khi bạn bị thất lạc điện thoại của mình. Bên cạnh đó bạn còn có thể khóa điện thoại từ xa nhờ việc kết nối điện thoại với máy tính. iCloud còn có thể lưu dữ liệu của bạn một cách tự động khi bạn kích hoạt tính năng này trên thiết bị của bạn.
Tham khảo thêm: Cách tìm iPhone bị mất với Find My iPhone
Nguyên nhân iPhone, iPad bị dính iCloud khi Restore
Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng mình thấy có 3 nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân 1: Rất có thể trước đó bạn đã thực hiện thiết lập và sử dụng tài khoản iCloud trên iPhone nhưng do đã lâu bạn không sử dụng đến và quên mất mật khẩu vào iCloud.
Nguyên nhân 2: Khi bạn mua lại iPhone cũ từ cửa hàng di động hoặc mua hàng online và bạn đã không cẩn thận kiểm tra lại xem điện thoại của mình có bị dính iCloud hay không/ điện thoại đó có tài khoản iCloud hay không.
Nguyên nhân 3: Hoặc trường hợp nữa mà bạn có thể nhìn thấy điện thoại bị dính iCloud đó là khi quá trình bạn thực hiện restore để sửa lỗi xong thì hệ thống sẽ hỏi bạn nhập vào tài khoản iCloud để kích hoạt điện thoại của bạn – Active iPhone. Nếu như bạn đã quên tài khoản iCloud của mình ở bước này thì điện thoại của bạn sẽ không thể hoạt động được một cách bình thường.
Cách kiểm tra iPhone/iPad có tài khoản iCloud hay không?
Đây là điều mà người dùng cần chú ý khi quyết định mua một chiếc điện thoại iPhone/iPad cũ để sử dụng. Để kiểm tra điện thoại của bạn có đăng nhập tài khoản iCloud hay không bạn có thể thực hiện theo cách sau:
1. Đối với điện thoại chưa thực hiện Jailbreak
Bạn hãy vào Settings >> General >> Reset >> Erase All Content and Settings. Một khi bạn đã thực hiện điều này thì điện thoại của bạn sẽ được khởi động lại và quay lại màn hình kích hoạt. Khi quá trình kích hoạt đó không yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản iCloud thì có nghĩa là điện thoại này không bị kiểm soát bởi iCloud.
2. Đối với điện thoại iPhone chưa thực hiện Jailbreak
Từ giao diện màn hình điện thoại của bạn, hãy truy cập vào biểu tượng Cydia, tiếp theo bạn hãy cài đặt afc2dd từ đường dẫn BigBoss và phần mềm iFile. Theo đó, bạn hãy truy cập trên máy tính vào iFile theo đường dẫn var > root > Library. Trong thư mục này bạn hãy sao chép thư mục Lockdown và dán sang thư mục khác, tiếp theo đó bạn hãy xóa thư mục gốc đi. Sau khi thực hiện xong những bước trên bạn hãy tiến hành khởi động lại điện thoại của mình. Nếu như quá trình kích hoạt máy mà không yêu cầu nhập vào tài khoản iCloud thì bạn đã có thể yên tâm sử dụng điện thoại đó.
Cách kiểm tra iPhone, iPad bị dính (khóa) iCloud hay không?
Để kiểm tra thiết bị của mình có bị khoá hay không bạn có thể tham khảo bài viết trước của mình tại liên kết. Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra iPhone, iPad bị khóa iCloud hay không?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân tại sao iPhone, iPad bị dính iCloud (khoá iCloud) khi Restore? Vậy để khắc phục sửa lỗi như thế nào xin mời các bạn đọc tiếp bài: Cách khắc phục, sửa các lỗi thường gặp khi Restore thiết bị iOS Chúc các bạn thực hiện thành công!