Một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi hiện nay khi nhu cầu làm thẻ thanh toán tăng cao. Việc giao dịch tiền trực tuyến ngày càng phổ biến thì thẻ thanh toán nội địa sẽ được ưa chuộng hơn. Bạn đã bao giờ tìm hiểu rõ hơn về chức năng, cách sử dụng chính xác của loại thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa chưa? Để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về thẻ này xin mời tham khảo nội dung của bài: Thẻ thanh toán nội địa là gì và sự khác nhau giữa thẻ thanh toán nội địa với thẻ thanh toán quốc tế?
- Tham khảo thêm: Thẻ thanh toán là gì?
Thẻ thanh toán nội địa là gì
Giống như tên gọi của nó, thẻ thanh toán nội địa là loại thẻ do Ngân hàng phát hành cho khách hàng chỉ nhằm mục đích thanh toán và tiêu dùng trong phạm vị quốc gia phát hành thẻ đấy. Khác với thẻ thanh toán quốc tế có thể thanh toán được cả ở trong nước lẫn nước ngoài, phạm vi sử dụng của thẻ thanh toán nội địa nhỏ hơn khá nhiều. Về cơ bản, thẻ thanh toán nội địa cũng đuợc chia thành thẻ ghi nợ nội (địa debit card) và thẻ tín dụng nội địa (credit card).
Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa khác nhau như thế nào
Thực chất trong bài thẻ tín dụng CREDIT CARD là gì? thẻ ghi nợ DEBIT CARD là gì? mình đã nói khá chi tiết rồi, tuy nhiên do trong bài viết này có đề cập đến nên mình sẽ trình bày một cách tóm lược như sau:
- Thẻ ghi nợ nội địa (Debit card) là loại thẻ mà bạn cần phải có tiền sẵn trong tài khoản Ngân hàng đi kèm thì mới có thể sử dụng cho các mục đích cà thẻ mua sắm, cà thẻ ăn uống,… trong phạm vi quốc gia. Có 1 điểm bạn cần phải chú ý cho loại thẻ debit card này chính là tài khoản ngân hàng của bạn luôn phải có ít nhất là 50k là phí duy trì tài khoản thẻ hoạt động nên việc rút sạch tiền trong tài khoản từ ATM là điều không thể.
- Thẻ tín dụng nội địa (Credit card) là loại thẻ bạn không cần có tiền trong thẻ nhưng vẫn có thể đi cà thẻ để đi mua sắm, ăn uống được. Cách hoạt động của thẻ này là số tiền bạn tiêu là tiền Ngân hàng cho bạn “tạm vay” để dùng trước và bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả trong vòng 45 ngày sau đó nếu không sẽ bị Ngân hàng tính lãi suất. Tuy nhiên tiền Ngân hàng có thể cho bạn “tạm vay” không phải là vô hạn mà có 1 vài mức nhất định và để làm được thẻ credit card này bạn phải chứng minh thu nhật và khả năng tài chính mới được xét duyệt để làm.
Thẻ thanh toán Nội địa và thẻ thanh toán Quốc tế khác nhau như thế nào?
- Thẻ thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa đều có chức năng rút tiền trong nước. Nhưng thẻ thanh toán quốc tế còn có thể rút tiền ở nước ngoài khi bạn đang đi công tác hoặc du lịch.
- Phí duy trì thẻ nội địa thấp hơn nhiều so với thẻ thanh toán quốc tế
- Mức phí rút tiền của thẻ thanh toán nội địa tại các cây ATM trong nước thấp hơn. Lưu ý nên rút tiền ở cây ATM của Ngân hàng có liên kết với Ngân hàng bạn làm thẻ, nếu không sẽ bị nuốt thẻ.
- Thẻ thanh toán quốc tế khi tút tiền tại cây ATM của Ngân hàng trong nước khác Ngân hàng cấp thẻ sẽ bị đội chi phí rút lên rất cao vì hệ thống “hiểu lầm” là rút tiền Quốc tế.
- Thẻ thanh toán quốc tế có thể mua hàng nước ngoài trên mạng còn thẻ thanh toán nội địa thì không thể.
- Thẻ thanh toán quốc tế có nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn.
Ưu và nhược điểm của thẻ thanh toán nội địa
Từ phần so sánh bên trên các bạn có thể dễ dàng nhận ra được ưu điểm và nhược điểm của thẻ thanh toán nội địa như
Ưu điểm thẻ nội địa
– Phí duy trì thẻ thấp hơn so với việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế.
– Dễ dàng rút tiền tại các máy rút tiền ATM trong nước với mức phí rẻ hơn so với thẻ thanh toán quốc tế.
Nhược điểm thẻ nội địa
– Không thể thanh toán quốc tế được
– Không thể sử dụng được khi ra nước ngoài.
– Không được nhiều hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như khi sử dụng thẻ quốc tế.
Tạm kết
Hy vọng qua bài tìm hiểu thẻ thanh toán nội địa là gì? các bạn phần nào nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng thẻ nội địa. Riêng cá nhân mình lúc nào cũng làm 2 thẻ đó là thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế riêng, đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết thanh toán. Còn bạn? bạn có lựa chọn như mình không? Vui lòng để lại bình luận xuống bên dưới. Chúc các bạn thành công!