Hiện nay với vô vàn những thiết bị đến từ cãng hãng khác nhau, cho dù từ iOS, Android đi chăng nữa thì cấu tạo trên điện thoại cũng bao gồm phần cứng và phần mềm. Nói đến đây thì điện thoại cũng giống như máy vi tính rồi, cũng sử dụng phần cứng và phần mềm. Vậy nên khi sử dụng những chiếc điện thoại thông minh, chắc chắn rằng sẽ hỏng phần cứng hoặc phần mềm? Vậy có bao giờ bạn thắc mắc phần cứng là gì, phần mềm trên điện thoại là gì chưa? Để hiểu sâu hơn, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về lỗi phần cứng và phần mềm thường gặp trên smartphone.
Lỗi phần mềm trên điện thoại
Về cơ bản, phần mềm của smartphone là các ứng dụng chạy bên trong và mỗi phần mềm sẽ giải quyết những chức năng khác nhau. Với các lĩnh vực chuyên sâu về công nghệ, phần mềm đóng vai trò then chốt và giá trị của nó cũng vô cùng to lớn. Lỗi cảm biến, không truy cập được các ứng dụng… chính là một vài lỗi phần mềm thường gặp trên smartphone. Tuy nhiên, lỗi phần mềm thông thường không đáng ngại. Nếu phần mềm gặp vấn đề, người dùng có thể thoát ra và cài lại một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Khó khăn lắm là đặt lại máy trở về trạng thái ban đầu là ổn.
Lỗi phần cứng trên điện thoại
Với một số lỗi khác như sọc màn hình, camera đen, loa rè, cảm ứng lướt không nhạy, không nhận sim, sau khi chạy phần mềm, nếu máy không thể khắc phục được lỗi ban đầu, lúc này, có thể máy đã bị lỗi phần cứng. Với bất kì một chiếc điện thoại nào, phần cứng và phần mềm đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Phần cứng sẽ quyết định hiệu năng của phần mềm, nếu phần cứng tốt, phần mềm sẽ chạy nhanh, ổn định. Chính vì vậy, khi smartphone của bạn gặp vấn đề về phần cứng, ngay lập tức bạn nên mang chú dế của mình đến ngay trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa điện thoại để tìm ra nguyên nhân và khắc phục lỗi.
Một số lỗi phần cứng thường gặp ở điện thoại
STT | Loại Linh Kiện | Tình trạng |
---|---|---|
1 | Màn hình | Chớp tắt, không hiển thị Thiếu điểm ảnh, biểu tượng, đứt nét, đường đen, sọc chạy dọc màn hình Trắng màn hình, màn hình xanh, có đốm đen Không sáng đèn |
2 | Cảm ứng | Cảm ứng không tác dụng, đơ Cảm ứng lệch, sai Cảm ứng chập chờn, lúc được lúc không |
3 | Nguồn | Không mở, tắt nguồn được Điện thoại tự khởi động lại |
4 | Camera | Máy ảnh không hoạt động Máy ảnh không flash Máy ảnh không quay video được |
5 | Loa | Không có âm thanh đi, nói người khác không nghe Âm thanh đi chất lượng kém, nói nghe lúc được lúc không Âm thanh nói nghe nhỏ Không có âm thanh đàu vào, người khác nói không nghe Loa ngoài không hoạt động Nghe nhạc không rõ |
6 | Pin | Sạc không vào Dung lượng pin thấp, pin nhanh cạn, hao pin Pin quá nóng hay không ngừng sạc, thậm chí không lên nguồn Pin phù hay bị gãy chấu pin/tiếp xúc pin |
7 | Kết nối | Không gọi được cũng không nhận được cuộc gọi đến Tín hiệu yếu, sóng yếu, mất sóng Rớt cuộc gọi |
8 | Sim | Khe sim không nhận sim |
Lời kết
Phần cứng điện thoại thông minh chủ yếu là các linh kiện điện tử, cho nên khả năng gặp phải lỗi phần cứng cũng có xảy ra, một phần cho quá trình kiểm tra của hãng hoặc do sai sót một chi tiết nhỏ khiến toàn bộ máy lỗi. Còn phần mềm thì lỗi là chắc chắn gặp phải trong quá trình sử dụng, ví dụ đơn giản thế này: hệ điều hành nâng cấp khiến các ứng dụng bên thứ 3 chưa kịp thời nâng cấp cũng khiến phần mềm gặp lỗi…Hy vọng rằng qua bài lỗi phần cứng là gì?, lỗi phần mềm trên điện thoại là gì? phần nào giúp những bạn không am hiểu nhiều về điện thoại hiểu được, phân biệt được trong trường hợp chính bạn gặp phải.