Điện thoại hay máy tính bảng bị nóng trong quá trình sử dụng là điều mà không hãng nào tránh khỏi, tuy nhiên điện thoại bị nóng bất thường, hay pin hao rất nhanh thì chắc chắn rằng điện thoại, máy tính bảng của bạn đang có vấn đề. Khi điện thoại, máy tính bảng nóng bất thường sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị, giật lag khi sử dụng ứng dụng hay chơi game… Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết cách khắc phục điện thoại, máy tính bảng bị nóng pin tụt nhanh ngay sau đây.
Nguyên nhân điện thoại, máy tính bảng bị nóng
Thực chất cho thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chiếc điện thoại của bạn bị nóng lên trong quá trình sử dụng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:
1. Điện thoại nóng lên do sạc pin
Đây có lẽ mà đa số người dùng cảm nhận được điện thoại của mình nóng lên trong khi đang sạc. Bởi vì khi sạc pin các phân tử điện tử trao đổi và nạp vào viên pin của máy điện thoại. Quá trình này sẽ làm cho điện thoại của bạn nóng, với trường hợp này bạn cũng không quá lo. Đối với một số máy sử dụng vỏ hôm, hay khung thép thì sẽ nóng hơn bình thường đối với một số máy thiết kế vỏ nhựa. Ví dụ như chiếc điện thoại Q10 của mình, sạc khá là nóng vì viền Benzen bằng thép, hay cho đến chiếc iPhone 8Plus hiện tại, khi chơi game kèm theo sạc máy nóng rất nhanh, phải tháo ốp ra để quá trình toả nhiệt tốt hơn.
Lưu ý: Không nên vừa sạc pin vừa nghịch điện thoại, sẽ làm máy nóng rất nhanh và dễ hỏng pin, phồng pin.
2. Điện thoại nóng lên do chạy phần mềm
Nhiều bạn có thắc mắc hay bàn luận rằng điện thoại nóng lên là do phần cứng chứ liên quan gì đến phần mềm. Điều này là một quan niệm sai lầm. Khi chiếc điện thoại chạy những phần mềm quá tải, hay chạy quá nhiều phần mềm cùng một lúc thì máy điện thoại đương nhiên sẽ phải nóng lên. Các bạn cũng nên chú ý đến nguyên nhân này khi sử dụng điện thoại.
3. Điện thoại nóng lên do cường độ hoạt động lớn
Chiếc điện thoại của bạn nóng lên có thể là do máy của bạn hoạt động với công suất lớn. Có thể là do bạn xem phim trong thời gian dài hay chơi game cấu hình mạnh lâu, hay nhiều bạn sử dụng để render video upload youtube chẳng hạn. Điều này cũng làm cho chiếc điện thoại của bạn hoạt động hết công suất và nóng lên.
4. Điện thoại nóng lên do Main
Một nguyên nhân nữa dẫn đến chiếc điện thoại của bạn bị nóng là do phần cứng trong Main bị lỗi. Nếu như những nguyên vật liệu cấu tại nên máy có chất liệu tốt thì máy điện thoại sẽ ít bị nóng, và ngược lại nếu máy điện thoại được làm bằng chất liệu không tốt thì máy sẽ dễ bị nóng hơn.
5. Không tương thích với hệ điều hành mới
Một điều khá phổ biến là người dùng thường hay thắc mắc kêu than là tình trạng nóng máy hao pin khi cập nhật phiên bản phần mềm cao nhất, những ứng dụng cũ không tương thích với hệ điều hành gây lỗi nóng máy, hao pin. Đây là cũng là nguyên nhân dễ hiểu do hệ điều hành mới cập nhật. Các bạn cần phải khởi động lại vài lần cho máy chạy ổn định, nếu sau một thời gian sử dụng mà không hết nóng, khẳ năng cao là chờ những bản vá lỗi tiếp theo từ nhà cung cấp.
6. Một vài nguyên nhân khác
– Sử dụng ngoài trời, hoặc nhiệt độ ngoài trời cao làm giảm khả năng thoát nhiệt của máy.
– Để độ sáng màn hình quá cao
– Bật 3G, Wifi
Cách khắc phục điện thoại bị nóng
Với các nguyên nhân làm nóng điện thoại ở trên thì chúng ta nên làm gì để cho chiếc điện thoại khắc phục được tình trạng bị nóng. Các bạn hãy tham khảo các cách làm sau để có thể giúp cho máy điện thoại han chế tình trạng này.
Cách khắc phục điện thoại bị nóng do sạc pin
Với nguyên nhân này thì các bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn chỉ cần sạc pin xong sau đó ngắt kết nối với bộ sạc và sử dụng bình thường. Bạn cũng nên tránh tình trạng vừa sạc vừa xả, bởi vì khi vừa sạc vừa xả sẽ làm cho pin máy dẽ bị nóng hơn. Vì vậy mà các bạn cũng nên lưu ý đến việc làm này khi sạc pin cho máy điện thoại nhé.
Mẹo: Các bạn có thể để chế độ máy bay, tắt các ứng dụng, wifi không sử dụng điện thoại để làm giảm nhiệt của máy.
Cách khắc phục điện thoại bị nóng do chạy phần mềm
Với nguyên nhân điện thoại bị nóng lên do chạy phần mềm thì bạn chỉ cần tắt các phần mềm không sử dụng đi là được. Hơn nữa, khi bạn sử dụng Wi-Fi thì bạn nên tắt 3G và ngược lại. Như vậy trung tâm đầu não của chiếc điện thoại sẽ không phải chú ý đến các chức năng khác nữa. Ngoài ra các bạn cũng nên xóa các phần mềm không sử dụng ra khỏi máy để giảm gánh nặng cho máy điện thoại.
Cách khắc phục điện thoại nóng lên do hoạt động với cường độ lớn
Các bạn có thể hạn chế sử dụng máy với công suất lớn, khi bạn sử dụng máy trong thời gian dài và làm cho máy nóng lên thì các bạn có thể đẻ cho máy điện thoại ngưng sử dụng. Cho tới khi máy nguội hẳn rồi mới sử dụng tiếp, như vậy cũng làm cho máy của bạn hạn chế bị nóng và không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy điện thoại.
Cách khắc phục máy điện thoại bị nóng do Main
Một nguyên nhân khiến chiếc điện thoại của bạn bị nóng lên là do Main. Cấu tạo của chiếc điện thoại là do nhà sản xuất chế tạo và thiết kế, bạn sẽ không thể chế tạo và sử dụng chất liệu khác để thay thế. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế tình trạng máy điện thoại của bạn bị nóng bằng cách sử dụng các phụ kiện đi kèm chính hãng như cáp sạc chính hãng. Và không nên sử dụng các loại cáp sạc “lô” có chất lượng kém để sạc cho máy điện thoại.
Một số cách khắc phục khác khi chiếc điện thoại bị nóng
– Thấy điện thoại nóng bất thường so với những ngày trước đó, nên tắt nguồn máy, rồi khởi động lại, để giải phóng ram hoặc đóng ứng dụng nào đó đang bị treo
– Không nên bỏ điện thoại vào túi quần, cốp xe
– Lưu ý đến việc sử dụng ốp lưng, một số ốp lưng có thể gây cản trở quá trình tản nhiệt
– Dùng ngay một liều Paracetamol đó là (Tắt ứng dụng chạy ngầm, tắt 3G, Wifi, giảm độ sáng màn hình, khóa màn hình lại để yên không sử dụng điện thoại khoản 5 phút).
Ngoài ra mình xin chia sẻ thêm
1/CPU có thể chịu được nhiệt độ hơn 80 độ C, hình bên dưới là mình đang bật Wifi và lướt web khoản 15 phút, nhiệt độ máy tăng lên rất nhanh
2/Có thể dùng phần mềm Clean Master để kiểm tra nhiệt độ
3/Nếu dưới 60 độ C xem như điện thoại đang hoạt động bình thường.
Kết luận
Như vậy là các bạn có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến chiếc điện thoại, máy tính bảng của bạn bị nóng lên. Với các nguyên nhân và cách khắc phục mà mình vừa chia sẻ cho các bạn thì các bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng điện thoại và tránh những lỗi mà mình hay mắc phải khi sử dụng điện thoại đã vô tình làm máy nóng lên. Chúc các bạn thành công!