Với những bạn trẻ mua đồng hồ hiện nay họ luôn quan tâm đến độ chống nước của đồng hồ, tuy nhiên quan điểm đó đa số các bạn lại hiểu chưa đúng. Nhiều người nghĩ rằng, đồng hồ nào cũng chống nước được và dùng một cách thoải mái đi bơi, ngâm đồng hồ lâu dưới nước dẫn đến tình trạng đồng hồ của bạn bị dính hơi nước, ngấm nước làm hư hỏng nặng, giảm độ bền của sản phẩm. Nếu các bạn đang quan tâm đến những chỉ số chống chịu nước trên đồng hồ là gì? thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn trở thành những khách hàng thông thái khi chọn mua đồng hồ.
Các loại đồng hồ đeo tay phổ biến trên thị trường
1. Quart Movement – Đồng hồ thạch anh
2. Bộ máy năng lượng mặt trời
3. Automatic Watch – Đồng hồ cơ tự động
4. Đồng hồ bán tự động
Cho dù đồng hồ cơ hay pin đi chăng nữa, những chiếc đồng hồ này đều kiểm tra nghiêm ngặt để đưa ra mức độ chống chịu nước khác nhau. Câu hỏi được đặt ra là: Kiểm tra chỉ số chống chịu nước ở đâu? Thông thường khi mua một sản phẩm bạn sẽ được cung cấp thông số của đồng hồ đó và có chỉ số chống nước. Hoặc mức chịu nước của đồng hồ được in rõ nét dưới đáy hoặc mặt số giúp người sử dụng dễ dàng nắm được thông tin cần thiết về sản phẩm.
Các kí hiệu phổ biến biểu thị chỉ số chống nước trên đồng hồ
WR (Water Resistant): Thông số này áp dụng cho mức độ chịu nước thấp nhất, với kí hiệu này đồng hồ có thể chịu được nước mưa hoặc rửa tay nhẹ. Thông số này chủ yếu xuất hiện trên những mẫu đồng hồ thời trang hoặc đồng hồ có chất lượng không cao với thiết kế mỏng, nhẹ đi kèm dây da. Ví dụ đồng hồ của bạn có kí hiệu WR 30 tương đương khả năng chịu áp lực nước ở độ sâu 30m.
BAR: Đơn vị này phổ biến ở châu Âu. 1 BAR tương đương khả năng chịu áp lực nước ở độ sâu 10m mà máy vẫn có thể hoạt động.
ATM: Đây là đại lượng đo áp lực nước phổ biến nhất, cũng dễ dàng thấy nhiều nhất ở những loại đồng hồ hiện nay. 1 ATM xấp xỉ 1 BAR, tức tương đương khả năng chịu được độ sâu khoảng 10 mét.
Lưu ý: Những chỉ số đặt ra được in trên mặt đồng hồ ở điều kiện tiêu chuẩn và được thử nghiệm trong môi trường tĩnh nên chắc chắn sẽ sai lệch khi sử dụng trong điều kiện thực tế, vì khi trên thực tế khả năng hoạt động của đồng hồ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khả năng chống nước thường không bao giờ đạt được đến mức tuyệt đối như chỉ số biểu thị.
Dưới đây là bảng các mức chịu nước và hướng dẫn chi tiết về mức độ chịu nước của đồng hồ:
Nhiều người đang nhầm lẫn rằng, nếu trên mặt đồng hồ của mình ghi ký hiệu 3ATM tương đương với 30m thì bạn có thể dung dung sử dụng chiếc đồng hồ này để lặn ở độ sâu 30m. Điều này là một sai lầm rất nguy hiểm dẫn tới việc có thể phá hỏng chiếc đồng hồ của bạn. Giải mã ký hiệu này thực tế đề cập đến áp suất tĩnh mà mẫu đồng hồ này có thể chịu được, không phải là độ sâu mà mẫu đồng hồ này có thể xuống được.
Lời kết
Trên đây mình vừa hoàn thành xong phần giải mã chỉ số chống chịu nước trên đồng hồ hiện nay, cùng với đó là những ví dụ thực tế để bạn có thể hiểu ngay thông số trên đồng hồ của bạn. Do vậy, nắm được ý nghĩa của chỉ số chống thấm nước của đồng hồ sẽ giúp bạn bảo quản đồng hồ được hiệu quả hơn.
Cảm ơn. Giờ mình mới biết chuyện này.