Không biết các bạn như thế nào, chứ đối với mình khi ngồi bất kỳ một chiếc laptop, hay một máy tính của người khác mình thường kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng của máy đó, có lẽ đó là một thói quen. Việc kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong trường hợp các bạn đi mua máy tính, laptop… đặc biệt là những người mua máy tính cũ. Để kiểm tra thông tin cấu hình máy tính chạy trên hệ điều hành Windows XP, Vista, 7, 8, 8.1 và Windows 10 mới nhất cũng không hề khó khăn chút nào, các bạn có thể làm theo cách thủ công hoặc dùng phần mềm hỗ trợ. Trong bài viết sau đây, CocVu.Com sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên laptop, máy tính để bàn.
Kiểm tra bằng lệnh msinfo32
Đối với hệ điều hành Windows 8.1/10, các bạn có thể kiểm tra cấu hình bằng cách sử dụng lệnh “msinfo32”. Đầu tiên, trên bàn phím máy tính các bạn nhấn tổ hợp phím cửa sổ + R –>> nhập msinfo32 —> Enter. Đối với Windows 10 các bạn hãy gõ run vào ô tìm kiếm.
Nhập lệnh xem thông tin máy tính:
Cửa sổ System infomations hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,… Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.
Kiểm tra bằng Computer Properties
Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.
– Đối với Windows 10, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC –> Properties:
Bảng thông tin chi tiết hiện ra
Trên Windows 8/8.1 cũng tương tự với Windows 10. Còn đối với Windows 7 trở về trước, các bạn vào Start > chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties:
Các bạn sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái:
Kiểm tra bằng lệnh dxdiag
Tương tự như cách kiểm tra bằng câu lệnh msinfo32, lệnh dxdiag này cũng rất xưa, nếu bạn là người ít tìm hiểu về công nghệ thì lệnh này hầu như ít thấy. Mặc dù vậy dxdiag vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi Enter.
Dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình (trong phần Display), âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím):
Kiểm tra bằng phần mềm CPU-Z
Đối với 3 cách bên trên các bạn thấy đó đều là sử dụng những công cụ trực tiếp trên Windows. Tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.
Sau khi tải và cài đặt phần mềm CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.
Lời kết
Tóm lại, bài viết trên đây đã chỉ ra cho các bạn 4 cách kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng laptop, máy tính, PC. Thực tế hiện nay sử dụng phần mềm CPU-Z đang được sử dụng rộng rãi nhất bởi độ chi tiết, đầy đủ thông tin cho người quan tâm mà những cách sử dụng công cụ hệ thống không làm được. Nếu trong quá trình kiểm tra có điều gì khúc mắc xin vui lòng để lại câu hỏi bằng cách bình luận xuống bên dưới. Chúc các bạn thành công!