Cho dù bạn là một người không am hiểu máy tính đi chăng nữa mà đã sử dụng qua máy tính chắc hẳn đã nghe những thuật ngữ của những bộ phận trong chiếc máy tính, laptop của mình như: bộ vi xử lý (CPU), Mainboard hay card màn hình,…. Và đâu đó bạn cũng đã nghe đến RAM rồi đúng không. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi hay thắc mắc rằng RAM là gì chưa? Nếu bạn chưa biết RAM là gì? các loại ram được dùng trên laptop phổ biến hiện nay?
Ram là gì?
RAM (tên Tiếng Anh – Random Access Memory) là loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – tức là loại bộ nhớ cho phép truy xuất đọc – ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, những thông tin đó sẽ mất đi nếu nguồn điện cung cấp không còn, nó khác với ROM (Read-Only Memory) là loại bộ nhớ mà thông tin lưu trên ROM vẫn được duy trì dù nguồn điện cấp không còn.
Bộ nhớ ram là một trong những yếu tố quyết định đến sức mạnh của một chiếc máy tính. Bộ nhớ ram càng lớn thì khả năng xử lý đa nhiệm (sử dụng nhiều tác vụ, mở nhiều ứng dụng cùng lúc) của thiết bị càng tốt. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ram laptop. Vậy các loại ram Phổ biến của Lapop là gì phần tiếp theo sau đây sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết.
Bộ nhớ RAM có những đặc điểm sau
– Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ (nếu tính theo byte) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
– Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
– Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.
– Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.
Các loại Ram laptop phổ biến hiện nay
Phân loại theo cấu tạo
Về cấu tạo, ram được chia làm 2 loại chính đó là ram động và ram tĩnh.
– Ram động (có tên tiếng anh là Dynamic Ram) hay gọi tắt là DRam. Ram động sử dụng kỹ thuật mos giúp lưu lại mỗi bit nhớ dựa trên cấu trúc 1 transistor và 1 tụ điện. Trong quá trình hoạt động, mỗi lần truy xuất nội dung bit nhớ được xóa đi và ghi lại, do đó thời gian ghi lại thường bằng 2 lần thời gian truy xuất bộ nhớ.
– Ram tĩnh (có tên viết tiếng Anh là Static Ram viết tắt là SRAM). Sử dụng công nghệ ECL để sản xuất. Khác với ram động, ram tĩnh có cấu trúc bao bồm các cổng logic kết hợp với 6 transistor. Ram tĩnh cũng có kiểu truy xuất khác hoàn toàn với ram động, quá trình đọc ô nhớ không làm mất thông tin và phải ghi lại như ram động.
Phân loại ram laptop
SDR
SDR là chuẩn ram đầu tiên xuất hiện trên những chiếc laptop vào những năm cuối của thế kỷ 20, nhược điểm của ram loại này là tốc độ truy xuất khá chậm, và dung lượng bộ nhớ tích hợp nhỏ. Do nhược điểm này, ram chuẩn SDR ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi, và người ta đã phát minh thêm nhiều chuẩn ram mới tối ưu về tốc độ truy xuất và dung lượng bộ nhớ ram lớn hơn.
DDR (Double Date Rate SDRam)
Chuẩn ram DDR được phát minh vào khoảng năm 2000 thay thế cho SDR ram và khắc phục những nhược điểm của loại ram này. Cụ thể, DDR có tốc độ truy xuất dữ liệu gấp đôi SDR đồng thời bộ nhớ cũng lớn hơn đáng kể.
DDR2
Phiên bản tiếp theo của DDR với nhiều nâng cấp về khả năng xử lý và dung lượng bộ nhớ tích hợp. Ngoài ra chuẩn DDR2 còn giúp tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể.
DDR3
DDR3 được giới thiệu và tích hợp lần đầu tiên trên laptop vào năm 2010, và dần được phổ biến rộng rãi trên thị trường do tốc độ truy xuất nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với chuẩn DDR2 trước đây.
DDR4
Xuất hiện vào đầu năm 2015 DDR4 là chuẩn ram mạnh mẽ nhất đến thời điểm hiện tại. Với xung nhịp lớn, bus hỗ trợ đa dạng dung lượng ram tích hợp có thể lên đến 512 GB. Ngoài ra bus hỗ trợ các chuẩn bao gồm 1600 MHz, 1866 MHz, 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz và cuối cùng là 4266 MHz.
Kết
Trong những năm qua, người dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống máy tính để bàn cũng như máy tính xách tay (laptop). Hy vọng rằng những thông tin cung cấp trong bài RAM là gì? Các loại ram được dùng trên laptop phổ biến hiện nay sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về những linh kiện máy tính này. Chúc các bạn thành công!